Những ai đã và đang làm trong ngành in áo, chắc hẳn không ít lần phải đau đầu khi nhận những phản hồi của khách hàng về tình trạng áo in bị nhiễm màu. Thế nhưng nguyên nhân áo in bị nhiễm màu là từ đâu? Xuất phát từ nhà vải hay nhà in? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Tất cả sẽ được xưởng sỉ quần áo KSQA giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé!
Nội dung chính
1. Nhiễm màu hình in là gì?
Nhiễm màu hình in là tình trạng thuốc nhuộm còn dư nằm trên bề mặt vải, sẽ thăng hoa xông lên hình in, làm cho hình in trên vải bị đổi màu và xuất hiện những vết lốm đốm, loang lổ sau quá trình in được vài ngày. Tình trạng nhiễm màu thường xảy ra đối với các màu vải đậm như: màu đen, đỏ, xanh bích, nặng nhất là đỏ đô và nhẹ nhất là màu xám.
2. Nguyên nhân áo in bị nhiễm màu
Bất kể phương pháp in nào thì tình trạng áo bị nhiễm màu không còn là vấn đề xa lạ. Và áo càng đậm màu thì việc bị nhiễm màu càng trầm trọng, nguyên nhân là do:
- Công đoạn nhuộm vải: Các vải bị nhiễm màu thường là vải polyester hoặc vải cotton TC (cotton pha polyester), tỉ lệ polyester trong vải càng cao thì độ nhiễm màu càng nặng, vải Umi, các loại vải bị nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, màu nhuộm kém chất lượng, các loại vải màu đậm, cần lượng mực lớn, khi in mực dư sẽ nhiễm sang hình in. Kỹ thuật in không chính xác, làm dư quá nhiều phẩm màu dẫn đến tính trạng bị nhiễm.
- Công đoạn ép nhiệt bằng máy ép nhiệt: Nhiệt độ ép càng cao thì mức độ nhiễm màu càng cao. Thời gian ép nhiệt càng lâu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bị nhiễm màu.
Để nhận biết áo in có bị nhiễm màu không cần đem áo cho vào xà phòng ngâm với nước nếu nước đổi màu chính là do áo đã bị nhiễm màu và tùy theo mức độ nhiễm màu nặng, nhẹ thì màu nước sẽ đổi màu tương ứng. Hoặc thấm cồn vào bông gòn trắng quẹt lên áo cũng có thể nhận biết được độ nhiễm màu của áo.
3. Làm sao để áo in không bị nhiễm màu? Có phương pháp nào ép không bị nhiễm màu không?
a. Làm sao để vải in không bị nhiễm màu?
Cách tốt nhất để vải bị nhiễm màu chính là sử dụng vải cotton 100% (do thành phần vải là 100% bông tự nhiên, không pha polyester) và in bằng phương pháp in lụa. Thực hiện in trước lên vải chống nhiễm một vài lần bằng mực chống nhiễm hoặc cũng có thể lót mực chống nhiễm hay keo chống nhiễm lên phôi in để hình in trên vải sau khi in không bị nhiễm màu.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tất cả vải và hình in tại xưởng may áo thun KSQA đều được xử lý trước khi in nên tránh được tình trạng nhiễm màu giúp áo được đẹp và để được lâu.
b. Có phương pháp nào ép không bị nhiễm màu không?
Không thể phủ nhận trên thị trường hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in khác nhau…và mỗi kỹ thuật in đều có ưu điểm nổi trội riêng. Tuy nhiên cùng với sự tiên tiến đó, các phương pháp in cũng không tránh khỏi tình trạng vải bị nhiễm màu sau in và thời gian tùy thuộc vào chất lượng bản in cũng như chất lượng vải.
- Với phương pháp in chuyển nhiệt khi ép hình in lên vải bằng mực in chuyển nhiệt, hay còn gọi là mực thăng hoa, gặp nhiệt độ cao nó sẽ bốc hơi, khuếch tán và làm cho màu nhuộm của vải được thúc lên nhanh hơn. Chính vì vậy, nếu ép nhiệt đè lên áo in màu nền bằng công nghệ in chuyển nhiệt, sẽ bị nhiễm màu.
- Với phương pháp in lụa để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm màu có thể sử dụng những tấm màng pet chống nhiễm hoặc phủ một lớp keo đen lên trên. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với một số loại vải nhất định chứ không phải toàn bộ vải.
- Với phương pháp in decal thì cũng chỉ có thể chống nhiễm trên một số loại vải nhất định và trong một khoảng thời gian cụ thể.
4. Cách xử lý tình trạng vải in bị nhiễm màu
- Công đoạn chọn vải nhuộm là vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị cung cấp những loại vải không bị nhiễm màu. Vải nhuộm tốt thì hình in sẽ không bị nhiễm màu.
- Nếu trường hợp đã mua phải lô vải nhiễm thì khi dùng phôi ép nên ép nhẹ và giảm bớt thời gian ép để hạn chế nhiễm màu lên hình in. Hoặc sử dụng loại phôi ép có xử lý thêm chống nhiễm.
- Nếu bạn sử dụng phương pháp in lụa, thì tùy theo chất liệu vải và mức độ nhiễm màu mà bạn sử dụng mực chống nhiễm phù hợp. Sau khi xử lý nhiễm mực xong thì tiến hành in.
- Nếu in bằng kỹ thuật in decal, lưu ý lựa chọn loại decal chuyển nhiệt chất lượng và ép với nhiệt độ phù hợp với từng loại vải. Tránh trường hợp để nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao làm vải in bị nhiễm màu. Nhiệt độ 120 độ được khuyến cáo để hạn chế thấp nhất tình trạng vải in bị nhiễm màu.
- Nên sử dụng thêm 1 dòng mực lót bên dưới hình in, sau đó mới in những màu mực khác lên lớp mực này sẽ hạn chế tối đa tình trạng nhiễm màu.
Hy vọng qua những chia sẻ của bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng nhiễm màu của vại và sẽ có được những thông tin cần thiết để khắc phục tình trạng nhiễm màu nhé.