Trọng lượng vải GSM là gì? Cách dùng gsm để tính định mức vải - KSQA

Trọng lượng vải GSM là gì? Cách dùng gsm để tính định mức vải

Trong quá trình sản xuất và hoàn thành các sản phẩm thời trang, thủ tục đầu tiên chính là tìm hiểu về nguyên liệu vải. Và một trong những công việc mà mọi người cần phải tìm hiểu chính là cách định lượng định mức vải mà bạn đang lựa chọn.

Quá trình này đòi hỏi bạn phải thu thập kiến thức và áp dụng chúng một cách đúng đắn và thuần thục nhất. Những kiến thức và cách tính định mức vải trong bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc.

Với những ai đã và đang theo đuổi con đường may mặc với những sản phẩm thời trang thì đã không còn quá xa lạ với thuật ngữtrọng lượng vải GSM rồi đúng không nào?

Theo định nghĩa chuyên ngành thì đây chính là từ viết tắt của Grams per Square Meter được dịch ra là số Gram được tính trên mỗi đơn vị mét vuông vải. Hoặc để dễ hiểu hơn, bạn cứ nhớ GSM chính là Gram/m2. Ở mỗi loại vải khác nhau sẽ đem đến một trọng lượng không giống nhau. 

2. 3 ĐƠN VỊ đo trọng lượng vải phổ biến nhất hiện nay

a. Đơn vị Gsm (g/m²)

Đây là trọng lượng vải được đo lường theo đơn vị diện tích. Theo thống kê, GSMđơn vị đo lường được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Do đó, đây là kiến thức quan trọng mà bạn cần phải tìm hiểu và áp dụng nhuần nhuyễn.

b. Đơn vị Gam trên thước (g/y)

Như tên gọi của nó, đây là trọng lượng của vải được tính theo đơn vị đo chiều dài. Theo tính toán, một thước sẽ tương đương với 0,91 mét. Viết tắt của đơn vị đo này là g/y, đa phần đơn vị này được dùng phổ biến trong các nhà máy lớn.

c. Đơn vị Oz trên thước vuông (oz/yd²)

Thêm một đơn vị đo trọng lượng vải trên đơn vị diện tích, Ounce được viết tắt là oz/yd2. Tuy nhiên đơn vị đo này không được phổ biến ở các quốc gia ngoại trừ nước Anh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tổng Hợp Các Loại Vải May Mặc Phổ Biến Nhất Bạn Nên Biết

3. Công thức tính định mức vải

Muốn tạo ra một thành phẩm như quần, áo, túi xách hay bất cứ sản phẩm nào sử dụng nguồn vải thì điều đầu tiên xưởng may áo thun ta phải biết chính là diện tích của chúng.

Sau đó, căn cứ vào số liệu này chúng ta sẽ xác lập các số đo khác như chiều dài, chiều rộng, diện tích từ đó việc tính định mức cũng dễ dàng hơn. Trong may mặc, việc tính toán định mức cho phép số lượng vải tiêu hao là bao nhiêu, từ đó giúp người thực hiện cân nhắc và tiết kiệm được số vải cần thực hiện. 

Cách tính định mức vải một cách đúng đắn, người ta cần biết mỗi định mức hữu ích cộng với định mức hao phí trong quá trình sản xuất hàng loạt, được biểu hiện qua công thức:

Đvải = (S1 + S2 + S3 +… +Sn) / n

Trong đó:

  • Đ vải: định mức vải bạn cần tính
  • S1, S2, S3,… Sn: diện tích sơ đồ giác
  • n: số lần mà bạn thực hiện sơ đồ giác

Đó là công thức tính định mức chuẩn, dựa vào đó mà bạn tính cho các loại vải tương ứng.

4. Một số trọng lượng của các loại vải phổ biến

Ở mỗi mặt hàng từ quần áo, túi xách, rèm cửa đều có một trọng lượng khác nhau tùy theo từng yếu tố đặc trưng. Vì vậy mỗi loại vải đều có một trọng lượng nhất định và sau đây là những loại vải phổ biến:

a. Trọng lương riêng vải lụa

Trọng lượng ước tính: 20gsm đến 28 gsm hoặc 0,7 oz. đến 1 oz.

b. Trọng lương riêng vải bông

Trọng lượng ước tính: 85gsm đến 170gsm hoặc 3 oz. đến 6 oz

c. Trọng lương riêng vải lông cừu

Trọng lượng ước tính: 198 gsm đến 397 gsm hoặc 7 oz. đến 14 oz

d. Trọng lương riêng vải nhung

Trọng lượng ước tính: 255gsm đến 567gsm hoặc 9 oz. đến 20 oz

e. Trọng lương riêng vải denim

Trọng lượng ước tính: 141 gsm đến 907 gsm hoặc 5 oz. đến 32 oz

f. Trọng lương riêng vải polyester

Trọng lượng vải polyester ước tính: 60gsm đến 300gsm hoặc 2 oz. đến 10,5 oz

g. Trọng lương riêng vải cotton

Trọng lượng vải cotton ước tính: 85gsm to 170gsm hoặc 3 oz. to 6 oz.

h. Trọng lương riêng vải bạt

Trọng lượng ước tính: 110gsm to 340gsm hoặc 4 oz. to 12 oz.

i. Trọng lương riêng Vải Dệt Kim

Trọng lượng ước tính: 140gsm to 280gsm hoặc 5 oz. to 10 oz.

j. Trọng lương riêng Vải nỉ

5. Tham khảo phương pháp tính định mức vải

Có nhiều phương pháp để xác định định mức vải, sau đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến nhất:

a. Sử dụng thiết bị chuyên dụng: máy cắt vòng tròn và cân kỹ thuật số

Đây là bộ đôi công cụ không thể thiếu mà bất cứ ai có hiểu biết về ngành dệt may đều phải nghe qua, nhất là trong cách tính định mức vải. Người ta dùng nó để đo trọng lượng vải có khổ lớn và đủ một vòng cắt.

Diện tích cắt vải bằng máy cắt vòng tròn này là 0,01 m2. Nếu muốn tính lượng vải này theo đơn vị gram và đổi sang GSM thì hãy áp dụng công thức sau:

GSM = (trọng lượng của mảnh vải được tính bằng gam) x 100

Khi dùng cân kỹ thuật số, số liệu này sẽ được hiển thị rõ nét trên thiết bị.

Sử dụng thiết bị chuyên dụng: máy cắt vòng tròn và cân kỹ thuật số là một trong những phương pháp để xác định định mức vải.

b. Sử dụng các công cụ có sẵn tại nơi làm việc

Nếu như nơi làm việc của bạn chưa được trang bị các dụng cụ tối tân thì đừng lo lắng nhé! Hãy tận dụng những dụng cụ xung quanh như thước kẻ, bút, phấn vẽ,… và nếu có thể hãy sử dụng cân kỹ thuật số để có kết quả đạt chuẩn. 

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn hãy áp dụng các bước sau:

  • Bước đầu tiên, bạn dùng thước đo và vẽ một hình chữ nhật với kích thước tùy ý lên vải đảm bảo vải không bị kéo giãn để có kết quả tốt nhất.
  • Tiếp theo, dùng kéo cắt hình chữ nhật ra khỏi mảnh vải đã vẽ. Dùng thước đo chiều dài, rộng theo đơn vị cm và tính diện tích = dài x rộng. Điền kết quả vào tờ giấy.
  • Cuối cùng, bạn đem cân mảnh vải này bằng cân kỹ thuật số và tính định mức theo công thức:

trọng lượng vải (g/m²)= 10,000 / [miếng vải hình chữ nhật(cm²)) x (trọng lượng của mảnh vải mẫu (g)]

Dựa vào đó mà bạn quy đổi sang các đơn vị tương ứng khác.

Lưu ý:

  • Trọng lượng vải trên một tấm vải sẽ không đồng đều với nhau. Vì vậy tất nhiên sẽ dẫn đến tình trạng chênh lệch số liệu, tuy nhiên không đáng kể.
  • Độ ẩm khi cân cũng là điều kiện tác động đến trọng lượng của vải. Đặc biệt cần lưu ý với các loại nguyên liệu có khả năng giữ nước cao.

Sử dụng các công cụ có sẵn tại nơi làm việc giúp xác định định mức vai một cách đơn giản.

Trọng lượng vải có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên sự khác biệt giữa các loại vải với nhau, từ đó đem đến ý kiến người dùng về sản phẩm cũng khác nhau.

Vì vậy, nếu bạn đang ở vị trí là người sản xuất hay người dùng đều cần phải quan tâm đến cách tính định mức vải. Điều này nhằm mục đích củng cố lại những kiến thức của bản thân về ngành may mặc đồng thời giúp việc tạo ra các sản phẩm ngày một tân tiến và hợp thị hiếu hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *