5 Lưu Ý Để Bảo Quản Áo Thun Luôn Bền Đẹp Như Mới - KSQA

5 Lưu Ý Để Bảo Quản Áo Thun Luôn Bền Đẹp Như Mới

Trong tủ quần áo của mọi chàng trai, cô gái chắc chắn không thể thiếu bóng dáng của những chiếc áo thun trơn, in hình hoạt tiết trẻ trung, năng động phải không nào?

Vậy bạn có muốn áo thun của mình luôn trông như mới? Hãy cùng KSQA điểm qua 5 lưu ý để bảo quản áo thun luôn BỀN – ĐẸP như mới nhé

cách bảo quản áo thun luôn bền đẹp

1. Cách bảo quản áo thun: Giặt áo

Việc giặt áo thun giá sỉ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại quyết định đến 70-80% độ bền, mời của sản phẩm.

Lưu ý chung khi giặt áo

Nhiều người thường nghĩ, việc giặt giũ thường xuyên sẽ khiến trang phục, nhanh hỏng. Bởi vậy, bạn có thể phân loại những chiếc áo chỉ mặc một buổi, đang còn sạch, không mùi và treo chúng lên móc để sử dụng cho lần sau.

Tiếp đó, dù chiếc áo phông của bạn có là hàng hiệu hay được làm từ chất liệu tốt đến đâu cũng không thể tránh được việc phai màu. Dưới tác động của máy giặt, hóa chất tẩy rửa, sẽ thật thảm họa nếu chúng bị ố màu hay gộp chung với đồ màu trắng.

Bởi vậy, trước khi mang đồ đi giặt, bạn đừng quên thao tác phân loại áo thun theo màu sắc. Những chiếc áo tối màu, màu sáng và màu trắng nên được giặt riêng. Ngoài ra, KSQA cũng khuyến khích bạn nên giặt tay để kéo dài tuổi thọ của áo.

 

Hướng dẫn cách giặt áo thun

Cách giặt áo thun cần chú ý:

  • Áo mới lần đầu tiên giặt nên vò tay với nước lã, không xà phòng. Không giặt chung với áo màu vì dễ bị phai. 
  • Ngâm áo trong dung dịch nước âm có pha giấm từ 15-20 phút.
  • Giặt áo bằng nước lạnh hoặc nước ấm dưới 40 độ. Cách này giúp chất liệu thun không bị giãn, khiến áo sau khi phơi trở nên rộng và lỏng hơn.
  • Tuyệt đối không đổ nước tẩy, xà phòng lên trực tiếp hình in. Đối với áo thun màu, không nên dùng xà phòng có tính tẩy mạnh. 
  • Hạn chế sử dụng nước xả mềm vải khi giặt. Điều này không chỉ khiến áo giãn mà hình in cũng dễ bị mềm, nhanh bong tróc hơn. 
  • Để áo thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể nước xả thơm.
  • Trong quá trình giặt, hãy lộn trái áo để tránh cọ sát lên hình in gây trầy và bong hình.
  • Khi giặt xong, không vắt theo kiểu xoắn ốc sẽ khiến áo bị giãn, nhanh hỏng. Cách tốt nhất là gập áo và bóp nhẹ cho nước chảy.
  • Đối với áo có hình in to thì khi giặt xong nên phơi ngay tránh tình trạng hình in bị dính với nhau. Mà đã dính thì gỡ ra kiểu gì cũng rách hình in

2. Phơi áo đúng cách. 80% chúng ta đang phơi áo sai cách

 

Áo thun nên để khô tự nhiên, hạn chế sử dụng máy hong. Bởi khi nước bốc hơi nhanh, sợi vải sẽ co rủ, làm mất dáng và giảm tuổi thọ của sản phẩm.

Áo cần được phơi dưới ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút sau khi giặt. Tuy nhiên, bạn cần tránh những khu vực có ánh sáng quá mạnh vào buổi trưa.

Khi phới áo tránh treo theo chiều thẳng đứng áo mà hãy treo theo chiều ngang để áo không bị dãn. Nhất là các loại áo cotton 100% co giãn 4 chiều

Do đó, vị trí thích hợp nhất chính là dưới hiên nhà, vừa đảm bảo có nắng và gió giúp áo nhanh khô và không bị cứng hay bạc màu. Bên cạnh đó, bạn cũng như nên lộn trái để tránh bụi bẩn bám vào mặt trong của áo. 

 

3. Cách là áo thun không bị phai màu

 

Chọn nhiệt độ phụ phù hợp với loại vải

Những chiếc áo thun dù được bảo quản cẩn thận cũng không thể tránh được tình trạng bị nhăn hay xuất hiện các đường rãnh gấp. Và tất nhiên, để xuất hiện với diện mạo tươm tất nhất, bạn không thể bỏ qua công đoạn là phẳng.

Tuy nhiên, khi sử dụng bàn là, áo cần được lộn trái. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ phù hợp (Thông thường các loại bàn là hiện đại sẽ có mốc nhiệt độ tương ứng với chất liệu áo). Điều này sẽ giúp tránh tác động nhiệt quá mạnh làm hỏng sợi vải, phai màu, giảm tuổi thọ của sản phẩm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần ghi nhớ nguyên tắc: Tuyệt đối không ủi trực tiếp lên hình in. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi tính chất của hỗn hợp keo, khiến hình ảnh bị nứt và bong tróc.

 

4. Cách treo áo thun không bị giãn

 

Đây chính là kiến thức thức cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm được trong cách bảo quản áo thun bền đẹp.

Khác với áo sơ mi, váy vóc, áo thun thun hay bất cứ trang phục nào có độ co giãn tốt nhất nên được gấp và xếp gọn gàng. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định do thiết kế tủ, bạn bắt buộc phải treo áo thun thì hãy tuân thủ các chú ý sau:

  • Khuyến khích sử dụng móc treo bằng gỗ bản nhỏ để tránh làm hỏng form dáng áo.
  • Nên treo áo theo chiều dài để tránh chảy xệ.
  • Đối với loại áo thun có hình in, ghi gấp hay treo nên tránh gập 2 mặt in vào nhau để tránh bị dính, loang màu.
  • Luồn móc treo từ dưới lên trên. Tuyệt đối không luồn từ cổ, làm giãn vùng cổ và vai áo.

Để luôn xuất hiện với diện mạo chỉn chu, đẹp đẽ, ngoài việc đầu tư thông minh bạn còn cần thời gian và kiến thức.

Đừng để vì những sai lầm trong cách bảo quản áo thun khiến bạn phải tiếc nuối cất chúng vào xó tủ chỉ sau vài lần sử dụng

Để giúp những bộ cánh giá trị, yêu thích của bạn luôn bền đẹp, tươm tất, hãy nhớ cập nhật ngay những kiến thức giúp kéo dài tuổi thọ của áo thun nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *