Vải sợi sinh thái, vải sợi tái chế, vải sợi thị trường,…đều nằm trong nhóm các loại vải hữu cơ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang may mặc.
Để nắm rõ tổng quát hơn, KSQA sẽ “Tổng Hợp Các Loại Vải Hữu Cơ Tốt Nhất Hiện Nay”. Cùng mình khám phá xem liệu bạn đã biết được bao nhiêu loại vải rồi nhé!
Nội dung chính
1. Vải hữu cơ là gì?
Vải hữu cơ là loại vải được hình thành từ cây bông và dần được du nhập vào tại Việt Nam. Khác với cotton thường, vải cotton hữu cơ được chế tạo bởi sợi bông hữu cơ.
Đây là loại vải được nhiều người làm trong ngành may mặc rất ưa chuộng, bởi tùy vào quá trình xử lý mà chất liệu này có thể tạo ra hàng loạt các sợi cotton khác nhau. Vải cotton hữu cơ thường sở hữu những đặc điểm dưới đây.
– Không qua tẩy trắng và luôn có màu tự nhiên, khi sờ vào có cảm giác mềm xốp của cây bông.
– Cotton hữu cơ không gây kích ứng da nên luôn được sử dụng để sản xuất đồ cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
– Chất liệu là sợi bông hữu cơ không bón hoá chất hay phân bón, vì vậy rất thân thiện với môi trường.
– Dễ giặt sạch và giữ được mùi thơm lâu, có độ bền cao nhưng cũng dễ nhăn.
2. Tổng hợp các loại vải hữu cơ
2.1 Vải hữu cơ tự nhiên
Loại vải sợi tự nhiên được dệt theo dạng công nghiệp hoặc phương thức thủ công. Những loại vải này được sử dụng rất rộng rãi, điển hình là vải dệt từ lụa tơ tằm, sợi bông, len và dạ.
Đây là loại vải hình thành bởi các sợi tự nhiên có sẵn, cụ thể là từ các loài động vật hoặc thực vật. Nhưng hầu hết chúng được lấy sợi dệt vải là từ các loại cây như cây bông, cây tre, cây đay, cây lanh, cây gai dầu, cây bạch đàn,…
Ngoài ra cũng có một số lượng vải sợi có nguồn gốc từ động vật như: tằm, cừu, dê, lạc đà, thỏ,…
Với nguyên liệu không sử dụng hóa chất, thân thiện với môi trường và được làm từ 100% thiên nhiên. Vải sợi tự nhiên vì thế luôn được ưa chuộng và ứng dụng đa dạng trong ngành công nghiệp may mặc.
2.2 Vải hữu cơ hóa học
Đây là loại vải được sản xuất từ sợi hóa học, vải có lợi thế về bề mặt không lẫn tạp chất nên không bị tấn công bởi nấm mốc hay các sinh vật.
Người ta phân loại sợi hóa học thành 2 loại: sợi nhân tạo (nguồn gốc từ các loại tre, gỗ, nứa…) và sợi tổng hợp (khai thác bởi than đá, dầu mỏ, khí đốt,…)
Đặc biệt vải sợi tổng hợp có quá trình hình thành khá phức tạp, thường được chia thành 5 loại: sợi PA, sợi PAC, sợi PVA, sợi PU và sợi PE.
Vải sợi hóa học được dùng để dệt vải lycra, hoặc kết hợp cùng các loại sợi khác để may các trang phục phục ôm sát cơ thể như đồ thể thao, đồ tắm, đồ lót,…
2.3 Vải hữu cơ thị trường
Để đáp ứng nhu cầu từ nhiều phía, các nhà sản xuất thời trang may mặc cũng đảm bảo cung cấp đến người dùng những loại vải sợi thị trường cơ bản.
Cụ thể ở đây là các loại vải thường thấy như: thun 3 chiều, thun cá sấu, cotton thường, tơ tằm, polyester thường, CVC, nylon, phi bóng, len và một số loại sợi pha khác.
2.4 Vải hữu cơ tính năng
Được làm bằng các loại vải có tính năng hoàn hảo nhờ công nghệ may dệt hiện đại từ những quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Vải sợi tính năng có ưu điểm tốt về khả năng khử mùi, chống nhăn, chống tia UV, kháng khuẩn, thoáng khí mát lạnh nên khá thích hợp để ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau về thời trang.
Người sử dụng có thể áp dụng vải sợi tính năng để mặc trong thời trang văn phòng, đồ công ty nhà máy xí nghiệp, lao động phổ thông; hoặc mặc để giao tiếp với khách hàng, các hoạt động ngoài trời hay trong các sự kiện,…
Vải Nano (vải cofrex), S.Cafe (từ bã cà phê), Japanese smart nano, Easy life, air weaving nano,…là những loại vải sợi tính năng điển hình.
2.5 Vải hữu cơ tái chế
Việc tái chế và hình thành nên vải sợi được như xem là cuộc cải tiến mới, tiên phong về việc áp dụng các chai nhựa tái chế trở thành loại vải có khả năng chống tia UV độc hại hay chống thấm nước.
Nhưng ở loại vải này lại mang đến sự thông thoáng dễ chịu chứ không tạo cảm giác bí bách. Vải sợi tái chế rất phù hợp để sản xuất áo khoác, áo chống nắng, áo gió dành cho các bạn trẻ
(Ví dụ: vải nhựa tái chế – Recycled PET hoặc vải hàu tái chế – Recycled Oyster shell,…)
Lời kết: Mỗi nhóm vải hữu cơ đều có bản chất phù hợp hoặc khác nhau với từng loại trang phục.
Thông qua “Tổng Hợp Các Loại Vải Hữu Cơ Tốt Nhất Hiện Nay”, KSQA tin rằng việc hiểu về các loại vải sẽ giúp các bạn tìm kiếm được cho mình những chất liệu sản xuất nên bộ quần áo ưng ý nhất.